Tại sao lại có ngày nhuận và cách tính năm nhuận
Có những người sinh vào ngày 29/2 chỉ được tổ chức sinh nhật 4 năm 1 lần vì rơi vào ngày nhuận của năm nhuận. Vậy ngày nhuận là gì, năm nhuận nghĩa là thế nào và tại sao con người phải chia năm nhuận ra để làm gì? Đây là một câu hỏi đã và đang được rất nhiều độc giả thắc mắc và bạn chắc chắn sau khi được giải đáp bạn sẽ ngạc nhiên về tầm quan trọng đối với loài người của 1 ngày nhuận chỉ xuất hiện 4 năm 1 lần.
Tìm hiểu nhuận nghĩa là gì, tại sao lại có ngày nhuận, ngày nhuận, năm nhuận
Theo Âm Hán Việt, "Nhuận" hay còn gọi là "Nhuần" nghĩa là một sự bổ sung thêm ngày, tuần, tháng vào bộ lịch để sao cho phù hợp với sự tuần hoàn của các tiết khí. Thông thường, chúng ta thường nói có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận. Trong đó, ngày nhuận thì sẽ tương ứng với cách tính của lịch Dương còn tháng nhuận được đưa ra là để phù hợp với lịch âm. Một năm có ngày nhuận theo Dương lịch hoặc tháng nhuận theo Âm lịch đều được gọi chung là năm nhuận.
Vì sao lại có ngày nhuận - Cơ sở để tính ngày nhuận là gì
Như các bạn đã biết, cơ sở để tính lịch Dương đó là dựa vào sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Cứ mỗi một vòng Trái Đất hoàn thành khi quay quanh Mặt Trời thì được gọi là 1 năm Dương lịch. Thời gian để Trái Đất thực hiện trọn vẹn 1 vòng Mặt Trời mất 365 ngày 5 giờ 48 phút và 46 giây.
Trên thực tế ta thấy, một năm chúng ta thường chỉ quy ước có 365 ngày. Điều đó có nghĩa là vẫn còn khoảng gần 6 tiếng dư ra mỗi năm khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Nếu ta bỏ qua 6h này thì trải qua các năm thời gian tính toán của con người sẽ bị sai lệch ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc công việc sản xuất, sinh hoạt... của loài người
Vì thế, để tránh điều đó các nhà khoa học đã quy ước gộp 4 năm 1 lần (tổng số giờ dư ra sẽ được trọn vẹn 1 ngày) sẽ có thêm 1 ngày nhuận thứ 366 rơi vào ngày 29/2.
Khi đó năm mà có ngày 29/2 được gọi là năm nhuận Dương Lịch.
Tại sao phải có tháng nhuận
Không giống như ngày nhuận, cơ sở để tính tháng nhuận thì dựa vào Lịch Âm. Theo đó, Lịch Âm được tính dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Thời gian để Mặt Trăng hoàn thành 1 vòng quanh Trái Đất rơi vào khoảng 29,53 ngày. Như vậy, tính ra thì 1 năm Âm Lịch có khoảng 354 ngày.
Con người xưa thường sử dụng Lịch Âm để tính toán, đánh giá thời tiết. Chính vì thế mà lịch Âm phải gắn bó chặt chẽ với quy luật vận động, tuần hoàn của thiên nhiên mỗi năm.
Khổ nỗi!!!
Quy luật vận động của thời tiết, thiên nhiên lại chịu sự ảnh hưởng của Mặt Trời và chu trình quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Vì vậy, để phù hợp thì người xưa thường coi 1 năm Âm Lịch có 354 ngày và cứ 3 năm sẽ có 1 tháng nhuận. Như năm 2017 vừa rồi ta thấy có 2 tháng 6 Âm.
Như vậy, chu trình của tháng nhuận theo Âm Lịch đó là cứ 3 năm thì có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 năm nhuận và 19 năm có 7 năm nhuận.
Cách tính năm nhuận là gì
Như đã nói ở trên, đối với Dương Lịch thì cứ chu kỳ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Để tính đơn giản xem năm nay có phải là năm nhuận hay không bạn chỉ cần lấy số năm xem có chia hết cho 4 hay không là ra.
Nếu chia hết cho 4: Thì năm đó là năm nhuận
Nếu không chia hết cho 4: Năm được tính không phải là năm nhuận
Đối với Lịch Âm, cách tính sẽ có 1 chút phức tạp hơn bởi vì năm Âm thường chậm hơn so với năm Dương khá nhiều. Vì thế người ta đã quyết định chọn mốc cứ 19 năm thì sẽ có giai đoạn 2 năm thêm 1 tháng nhuận thay vì 3 năm như thông lệ.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Kết luận, năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều và đều hướng tới chung một mục đích đó là tuân theo sự vận động tuần hoàn của tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ luận giải về tại sao lại có ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận cũng như cách tính của chúng. Tựu chung lại nguồn gốc sâu xa của việc bổ sung năm nhuận đó chính là để phục vụ con người, giúp cho loài người dễ dàng hơn trong việc tính toán các hoạt động thường nhật cũng như nghiên cứu tự nhiên của mình.
Trong 100 năm, có bao nhiêu năm bình thường, và bao nhiêu năm là năm nhuận? Hầu hết các khoảng thời gian 100 năm sẽ chứa 24 năm nhuận và 76 năm bình thường. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian 100 năm chứa một năm là bội số của 400, thì nó sẽ chứa 25 năm nhuận và 75 năm bình thường.
Trả lờiXóaXem chi tiết tại sao có ngày nhuận?