Bài đăng

Tìm hiểu vì sao lá cây đa phần có màu xanh

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết lá cây có màu xanh sau này ra hoa, quả thì mới tiếp tục nảy nở ra nhiều màu sắc khác nhau. Vậy tại sao lá cây lại có màu xanh lục, nguồn gốc của màu xanh lá cây là từ đâu ra. Hãy cùng với bloggiaidap khám phá nhé.  Tìm hiểu nguồn gốc màu xanh bên trong lá cây Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ về vai trò của lá cây đối với sự sống của các loài sinh vật thông qua quá trình quang hợp của cây cối. Dưới tác động của hiện tượng quang hợp, lá cây hấp thụ khí CO2 để tổng hợp thành chất hữu cơ nuôi sống bản thân đồng thời chúng cũng nhả ra khí Oxi là nguồn sống của 99% sinh vật trên Trái Đất này. Nếu không có quá trình quang hợp thì cây cối không thể phát triển và loài người cũng không thể tồn tại đến ngày nay.  Lục lạp chính là thành phần đóng vai trò chủ chốt trong quá trình quang hợp của lá cây. Bên trong lục lạp có một chất gọi là diệp lục với cấu tạo đặc biệt giúp cho nó có thể hấp thu tốt nhất ánh sáng Mặt Trời phục vụ quá trình chuyển hóa

Tại sao lại có ngày nhuận và cách tính năm nhuận

Hình ảnh
Có những người sinh vào ngày 29/2 chỉ được tổ chức sinh nhật 4 năm 1 lần vì rơi vào ngày nhuận của năm nhuận. Vậy ngày nhuận là gì, năm nhuận nghĩa là thế nào và tại sao con người phải chia năm nhuận ra để làm gì? Đây là một câu hỏi đã và đang được rất nhiều độc giả thắc mắc và bạn chắc chắn sau khi được giải đáp bạn sẽ ngạc nhiên về tầm quan trọng đối với loài người của 1 ngày nhuận chỉ xuất hiện 4 năm 1 lần. Tìm hiểu nhuận nghĩa là gì, tại sao lại có ngày nhuận, ngày nhuận, năm nhuận Theo Âm Hán Việt, "Nhuận" hay còn gọi là "Nhuần" nghĩa là một sự bổ sung thêm ngày, tuần, tháng vào bộ lịch để sao cho phù hợp với sự tuần hoàn của các tiết khí. Thông thường, chúng ta thường nói có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận. Trong đó, ngày nhuận thì sẽ tương ứng với cách tính của lịch Dương còn tháng nhuận được đưa ra là để phù hợp với lịch âm. Một năm có ngày nhuận theo Dương lịch hoặc tháng nhuận theo Âm lịch đều được gọi chung là năm nhuận. Vì sao lại có ngày nhu

Hiện tượng bóng đè là gì - Tại sao chúng ta lại bị bóng đè

Hình ảnh
Bóng đè là hiện tượng xảy ra đối với hơn 40% dân số trên thế giới theo như nghiên cứu của viện Tâm Thần Học Hoa Kỳ. Từ xa xưa, bóng đè được cho là có liên quan tới hoạt động của các thế lực ma quỷ, đen tối... Vậy sự thực bóng đè là gì, tại sao lại bị bóng đè dưới góc nhìn của khoa học. Hãy cùng với Bloggiaidap vén bức màn này lên nhé. Bóng đè là gì? Bóng đè là cảm giác cơ thể hoàn toàn tỉnh táo nhưng không thể cử động trong lúc ngủ. Hiện tượng này được xếp là một trong số các triệu chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bóng đè xảy ra khi não trạng của một người đang nằm giữa giai đoạn tỉnh táo và ngủ sâu.  Trong quá trình chuyển đổi này, cơ thể của bạn không thể cử động, di chuyển hoặc nói trong vài giây đến vài phút. Một số trường hợp được ghi nhận đó là cơ thể người bị bóng đè cảm thấy áp lực hoặc  có cảm giác nghẹt thở. Người bị bóng đè thường xuất hiện cảm giác sợ hãi, hồi hộp, đôi khi, bóng đè còn gây ra một số ảo giác về hình ảnh và âm thanh khiến cho con người tin rằn

Tại sao lại bị nấc - Nguyên nhân và cách chữa trị hiện tượng nấc cụt

Hình ảnh
Nấc (hay còn gọi là nấc cụt) là hiện tượng rất bình thường mà bất kỳ ai cũng đều từng gặp phải. Vậy tại sao lại bị nấc, nguyên nhân của hiện tượng nấc cụt, nấc cụt có nguy hiểm gì không, cách xử lý khi bị nấc cũng như cách phòng tránh. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Khái niệm nấc là bệnh gì Nấc là hiện tượng xảy ra khi các bó cơ được sử dụng để hô hấp của một người bị tắc nghẽn một thời gian ngắn. Nguyên nhân của hiện tượng này thường không rõ ràng và mang lại khá nhiều phiền toái. Đặc biệt, nếu hiện tượng nấc kéo dài thì còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nấc thường xảy là 1 cách ngẫu nhiên, không có triệu chứng gì báo trước. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa nấc tại gia theo kinh nghiệm dân gian để rút ngắn thời gian bị nấc. Tần số nấc cụt ở mỗi người là khác nhau, thường giao động trong khoảng từ 2-60 lần/ phút. Về cơ bản, ta có thể định nghĩa nấc cụt hay còn có tên khoa học là chứng kích động cơ hoành đồng bộ (SDF). Về mặt sinh học, một cơn nấc cụ

Tại sao wifi có dấu chấm than và 3 phút khắc phục triệt để lỗi chấm than wifi

Hình ảnh
Lỗi chấm than wifi là một trong các tác nhân chủ yếu khiến cho máy tính của bạn không thể truy cập vào mạng được bình thường. Cùng Bloggiaidap tìm hiểu tại sao wifi có dấu chấm than cũng như cách xử lý lỗi chấm than vàng wifi nhanh chóng trong bài viết dưới đây. Vì sao Wifi có dấu chấm than vàng ở biểu tượng mạng và cách xử lý Hiện tượng wifi xuất hiện dấu chấm than màu vàng ở biểu tượng mạng là vấn đề mà hầu hết trong chúng ta đều gặp phải. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do có quá nhiều người cùng truy cập vào địa chỉ wifi đó dẫn tới hiện tượng "Limited" hoặc cũng có thể là do xung đột mạng giữa cấu hình của máy tính với cấu hình modem. Hiện tượng wifi có dấu chấm than vàng Lỗi chấm than vàng wifi cũng xảy ra khi bạn bị  "mất mạng". Do đó, nên kiểm tra trước có phải là do bên nhà mạng trục trặc hay không bằng cách thử với các thiết bị khác hoặc gọi tổng đài bạn nhé! Để xử lý tình trạng này cũng khá đơn giản, nếu không phải là người thông t

Tại sao laptop không bắt được wifi và cách xử lý chi tiết nhất 2018

Hình ảnh
Trong quá trình sử dụng thì chiếc máy tính hay laptop của bạn chắc hẳn đã từng bị tình trạng không bắt được wifi ở cả win 7 lẫn win 10. Vậy nguyên nhân tại sao wifi không kết nối được, phương án xử lý cũng như cách cài đặt wifi ra sao, mời bạn theo dõi bài viết sau đây. Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tại sao không kết nối được wifi trên máy tính và laptop Trong quá trình sử dụng mạng Internet thì cơn ác mộng đối với người dùng đó chính là mất kết nối wifi hoặc wifi không vào được mạng. Để tìm hiểu kỹ ra thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và bạn cần kiểm tra lần lượt theo từng bước sau đây. Hình ảnh khi máy tính không kết nối được wifi 1, Kiểm máy laptop có bật chế độ máy bay hay không Thao tác đầu tiên và đơn giản nhất để tìm ra vấn đề tại sao máy tính không kết nối được wifi đó là kiểm tra xem máy của bạn có tắt chế độ dò tìm wifi (hay còn gọi là chế độ máy bay) hay không. Mỗi dòng máy thì sẽ có các phím tắt kiểm tra khác nhau để bật tắt chế độ dò w

[Nguyên nhân] tại sao nước biển lại mặn

Hình ảnh
Bạn có biết 97% lượng nước trên Trái Đất là nước biển và con người không thể sử dụng được vì quá mặn. Nhìn từ không gian vũ trụ, Trái Đất của chúng ta chỉ là một chấm màu xanh nhạt. Hai phần ba bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Nhưng phần lớn số nước đó, khoảng 97% là nước mặn không thể sử dụng được. Trong số 3% nước ngọt còn lại thì chỉ có khoảng 1% là được con người sử dụng cho việc ăn uống, tắm rửa, sản xuất... Có khoảng 2/3 lượng nước ngọt (2%) nằm trong các dòng sông băng, núi băng và băng vĩnh cửu và con người chưa thể khai thác được.  Qua phân tích trên bạn có thể thấy với lượng nước khổng lồ như vậy trên Trái Đất nhưng con người chỉ có thể sử dụng chưa tới 1% trong tổng số đó và đa phần số còn lại vì quá mặn mà không thể sử dụng được.  Vậy tại sao nước biển lại mặn? Muối trong đại dương chủ yếu được hình thành là do kết quả của một quá trình tích tụ dần dần của  các loại muối khoáng trên đất liền do quá trình phong hóa và xói mòn mà cuốn xuống biển.